CÔNG NGHỆ VOIP là một phương thức truyền thông qua mạng internet giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất và quản lý mọi thứ dễ dàng. Doanh nghiệp bạn đang muốn đầu tư hệ thống,vậy ứng dụng tiện lợi của công nghệ voip? Những điều gì bạn nên biết về voip trước khi ứng dụng.
Công nghệ thì càng phát triển không ngừng, sáng tạo để mang đến những giải pháp tốt nhất cho người dùng. Voip được ứng dụng khá nhiều và khác biệt hơn so với công nghệ analog, truyền thống ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về công nghệ voip và những điều nên biết khi sử dụng voip.
VoIP hay còn được gọi dưới các tên khác như: Internet telephony,IP Telephony, Broadband telephony, Broadband Phone và Voice over Broadband. Là công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp (data packets) thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP, sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận.
Các thành phần của VOIP :
Một hệ thống voip bao gồm nhiều thành phần khác nhau như Gateway, VoIP Server, IP network, thiết bị đầu cuối. Trong đó:
- Gateway:
Là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số. Để thực hiện cuộc gọi, bạn cần kết nối VoIP gateway trực tiếp vào đường truyền Internet, đăng ký tài khoản VoIP và tận dụng chiếc điện thoại bàn cũ để thực hiện cuộc gọi.
+ gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường (PSTN) và mạng VoIP
+ GSM Gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog
- VoIP Server
Là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP
- Thiết bị đầu cuối
Trang thiết bị đầu cuối sẽ hỗ trợ cho người dùng thoại dễ dàng hơn như:
+ Điện thoại ip
Là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Điện thoại được kết nối trực tiếp vào đường truyền Internet thay vì đường điện thoại PSTN thông thường.
Nguyên tắc hoạt động của VOIP:
VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng. Do vậy, trước khi giọng nói được truyền đi sẽ được mã hóa dữ liệu chuyển đôi thành các bits. Sau đó, được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe.
Quy trình hoạt động như sau:
* Cài đặt cuộc thoại
Trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí (thông qua địa chỉ của người nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice
* Voice data processing:
Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số (digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tăng độ bảo mật). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Lê Văn Hiếu (Mr.)
Sales & System Manager
ANBINHTELELCOM COMPANY.
HN office: Tầng 7, số 20 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0931.88.5225 - 0973.665.512
Mail: hieu.sales@laptongdai.net | support@laptongdai.net